Địa chỉ :
112 Điện Biên Phủ, Quận 1, HCM
Email :
info@traceverified.com
Hot Line :
028 38234179

Blockchain trong bối cảnh phát triển bền vững và ứng dụng của TraceVerified

TraceVerified > Phát triển bền vững > Blockchain trong bối cảnh phát triển bền vững và ứng dụng của TraceVerified

Blockchain và hệ thống các số phân tán để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh Phát triển bền vững.

Blockchain là một công nghệ cho phép dữ liệu được lưu trữ và xác minh trên một mạng máy tính mà không cần cơ quan trung tâm. Có thể sử dụng để tạo ra các hồ sơ số về giao dịch, tài sản, hợp đồng, và các thông tin có thể được chia sẻ và xác minh bởi nhiều bên.

  1. Tại sao blockchain lại quan trọng?

Blockchain có tiền măng tăng cường tính minh bạch và hiệu quả thông qua việc cung cấp một cách an toàn, bất biến và có thể theo dõi và quản lý tài nguyên, lợi ích và thu nhập. Blockchain cũng có thể giảm chi phí, rủi ro và trung gian bằng cách cho phép các giao dịch xác minh và phối hợp trực tiếp. Blockchain cũng có thể trao quyền cho cộng đồng và các nhà hoạt động địa phương bằng cách cho họ nhiều quyền kiểm soát và sở hữu hơn về dữ liệu, tài sản và quyết định của mình.

  1. Blockchain đang được sử dụng như thế nào?

Blockchain đang được sử dụng trong nhiều dự án như luân chuyển tiền, quản lý danh tính, quản lý chuỗi cung ứng,…

Ví dụ, dự án Building Blocks của Chương trình Lương thực Thế giới sử dụng blockchain để trợ cấp tiền mặt cho người tị nạn ở Jordan, Pakistan và Bangladesh. Ngoài ra, Quỹ Đổi mới UNICEF hỗ trợ các công ty khởi nghiệp sử dụng blockchain để giải quyết các thách thức trong giáo dục, sức khỏe, bảo vệ và sự tham gia xã hội của trẻ em và thanh niên.

Ngoài ra, dự án Bond-i của Ngân hàng Thế giới đã phát hành trái phiếu dựa trên chuỗi khối đầu tiên trên thế giới, huy động được 110 triệu USD cho các sáng kiến phát triển bền vững.

  1. Thách thức và hạn chế mà blockchain đang đối mặt?

Trước khi có thể áp dụng rộng rãi, mở rộng trong các lĩnh vực nhân đạo và phát triển, cần định rõ những thách thức và hạn chế mà blockchain đang đối mặt. Về mặt kỹ thuật, nó phức tạp, yêu cầu chuyên môn, hạ tầng để thiết kế, triển khai và duy trì. Block chain cũng phải tương thích và tích hợp với các hệ thống và tiêu chuẩn hiện có, có thể thay đổi giữa các ngữ cảnh khác nhau.

Về mặt pháp lý, blockchain hoạt động trong một môi trường không chắc chắn với các quy tắc và quy định chưa được định nghĩa rõ ràng, gây khó khăn trong việc tuân thủ, quản trị, chịu trách nhiệm và trách nhiệm pháp lý trong các tình huống vượt biên.

Về mặt đạo đức, blockchain liên quan đến việc thu thập dữ liệu, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu nhạy cảm làm nảy sinh các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật. Bên cạnh đó, blockchain cũng ảnh hưởng đến quyền lực giữa các bên liên quan, có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với quyền, lợi ích và trách nhiện của họ.

  1. Những lợi ích của blockchain trong chuỗi cung ứng và cách TraceVerified ứng dụng vào thực tế?

Chuỗi cung ứng Blockchain có thể giúp cho người dùng và các doanh nghiệp theo dõi các thông tin trong quá trình hoạt động như: giá cả, ngày, vị trí, chất lượng và các thông tin liên quan để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Điều này làm tăng khả năng minh bạch thông tin cho các bên liên quan.

Dựa vào những lợi ích của blockchain, TraceVerified phát triển TraceChain – là một phần mềm trên điện thoại, cho phép giám sát và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Mang đến giá trị cao cho doanh nghiệp, khách hàng và nhà cung cấp.

Chi tiết về TraceChain, ngoài những tính năng có sẵn trên app, TraceVerified sẽ tư vấn quy trình và setup phần mềm phù hợp và thuận tiện nhất để bạn có thể dễ dàng sử dụng và tương thích với chuỗi cung ứng của mình.

Liên hệ với chúng tôi