Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết so với cùng kỳ năm 2021, tháng 4 năm 2022 giá trị nhập khẩu của chuối đạt 141.7 triệu USD (tăng 15.7%). Trong 4 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt 477.7 triệu USD, tăng 29.3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trung Quốc nhập khẩu chuối nhiều nhất từ thị trường Philippines, 4 tháng đầu năm 2022 đạt 167.5 triệu USD, tăng 15.1 so với cùng kỳ. Campuchia là thị trường cung cấp chuối lớn thứ 3 cho Trung Quốc, đạt 101.8 triệu USD (tăng 35.3% so với năm 2021) trong 4 tháng đầu năm 2022. Campuchia hiện tại đang thiếu cơ sở làm lạnh cho nông sản và nguồn cung của các khu vực trong nước đã tăng dần lên, nên trong thời gian tới xuất khẩu chuối của Campuchia sang Trung Quốc sẽ không mấy khả quan.
Mặc dù Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu rau quả từ Việt Nam nhưng riêng với quả chuối nhập khẩu từ Việt Nam đạt 139.5 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2022, tăng 66.1% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 29.2% tổng giá trị nhập khẩu.
Dự kiến trong nửa cuối năm 2022, nhu cầu tiêu thụ chuối tại thị trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh, tuy nhiên thị trường cung cấp lớn nhất là Philippines đang giảm dần tỷ trọng và thị trường cung cấp lớn thứ 3 là Campuchia dự kiến xuất khẩu cũng không mấy khả quan. Diện tích trồng chuối ở Trung Quốc giảm cho chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào, chi phí thuê đất và lao động tăng. Đồng thời do ảnh hưởng của dịch bệnh Panama cũng khiến chất lượng chuối tại Trung Quốc giảm mạnh, phải sử dụng các loại giống kháng bệnh. Đây là một cơ hội lớn cho thị trường Việt Nam cung cấp chuối cho Trung Quốc.
Hiện nay, thị trường Trung Quốc mới chỉ cho phép 9 loại trái cây: xoài, chuối, nhãn, dưa hấu, vải, chôm chôm, mít, thanh long và măng cụt của Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Để được nhập khẩu chính ngạch phải đáp ứng các yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm dịch như sau: Không đóng lẫn hoặc chứa các loại trái cây khác không được ghi trong Chứng thư/Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; Trên bao bì phải ghi đầy đủ trái cây, xuất xứ, mã số vùng trồng, nhà xưởng đóng gói hoặc mã số doanh nghiệp bằng tiếng Anh hoặc Trung; Không có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; Lượng các chất độc hại được phát hiện không được vượt quá các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe; Phải tuân thủ các yêu cầu liên quan của thỏa thuận và Nghị định thư.
Đặc điểm thu hút đối với sản phẩm trái cây ở Trung Quốc là ngoại hình, giá cả và hương vị, điều đó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Để tăng thị phần nhập khẩu vào thị trường này, các mặt hàng nông sản, trái cây Việt Nam cần cải thiện chất lượng. Các nhà máy, doanh nghiệp cần có mã số vùng trồng, mã số đóng gói, nhà máy xử lý,… Hiện nay thị trường Trung Quốc không còn dễ tính như trước, họ tăng cường kiểm soát hàng hóa chặt chẽ hơn, yêu cầu khắt khe hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mặt khác Trung Quốc muốn tăng cường nhập khẩu chính ngạch, hạn chế nhập khẩu tiểu ngạch. Do đó, muốn xuất khẩu được hàng hóa thuận lợi sang thị trường Trung Quốc các doanh nghiệp cần phải tăng cường xuất khẩu chính ngạch, tập trung làm thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối doanh nghiệp, người dân cùng nâng cao giá trị nông sản.
Để được tư vấn về cấp mã số vùng trồng, vui lòng liên hệ với TraceVerified qua thông tin:
– Số điện thoại: 0912501139
– Email: info@traceverified.com