Địa chỉ :
91-93 Điện Biên Phủ, Quận 1, HCM
Email :
info@traceverified.com
Hot Line :
028 38234179

Cấp mã số vùng trồng xoài nâng cao giá trị xuất khẩu

TraceVerified > Mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói > Cấp mã số vùng trồng xoài nâng cao giá trị xuất khẩu

Xoài là loại trái cây phổ biến trong mùa hè và có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ở Việt Nam, xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung là từ Bình Định trở vào và xoài là một trong những cây ăn trái chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Nai,… Các giống xoài hiện được trồng tại Việt Nam là xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Xiêm, các giống xoài Thái, xoài Úc,… 

Xoài tươi của Việt Năm đã xuất đi được 22 nước trên thế giới, nhiều loại xoài ở đồng bằng sông Cửu Long đã được xuất khẩu đi hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand,… Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng lượng xoài tươi xuất khẩu vẫn đang tăng mạnh với 600 ngàn tấn/năm. Riêng thị trường Nhật Bản, lượng xuất khẩu tăng gấp 3 lần so với năm 2020, xuất được hơn 600 tấn xoài.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, lượng xoài trồng chiếm khoảng 48% tổng diện tích xoài cả nước và đã cấp được 642 mã số vùng trồng, diện tích trên 21.000 ha. Trong đó, Đồng Tháp hiện có 115 mã số vùng trồng xoài với tổng diện tích khoảng 5.570 ha. Lợi thế hiện nay là xoài đã được cấp phép vào thị trường Hoa Kỳ và Úc với công nghệ bảo quản 30 ngày; bên cạnh đó các hiệp định thương mại được tự do ký kết giúp Việt Nam dễ dàng tiếp cận các thị trường trong khu vực.

Mục tiêu phấn đấu của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000 ha xoài; sản lượng lên đến 1.5 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu nâng lên 650 triệu USD; có trên 70% cơ sở chế biến/bảo quản xuất khẩu đạt trình độ và công nghệ tiên tiến… Để đảm bảo xuất khẩu thì các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long cần tiếp tục đăng ký vùng trồng xoài; cấp mã số; áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh sách cho phép. Đối với cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý, phải được kiểm tra giám sát định kỳ và có sự chấp nhận của nước nhập khẩu,…

Có đề xuất cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mặt hàng xoài, hạn chế phụ thuốc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Để làm được điều này cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và yêu cầu của những thị trường khác để cung ứng cho phù hợp. Bên cạnh xuất khẩu xoài tươi, cần làm đa đạng hóa sản phẩm như xoài đã qua chế biến (xoài sấy, mứt xoài,…) để phục vụ được nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau.

Nhật Bản hiện nay là thị trường tiềm năng cho xoài Việt Nam, thị trường này có yêu cầu cụ thể về đảm bảo các quy định về vùng trồng, quy trình canh tác, quy trình sơ chế đóng gói,… Để xuất khẩu ổn định cần đòi hỏi các cơ quan chuyên ngành, địa phương và nông dân phải có cách tổ chức và giám sát phù hợp. Chứng minh xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, nông sản không chỉ là quy định chung của các thị trường xuất khẩu mà hiện nay ngay cả ở thị trường trong nước, chợ đầu mối cũng đang đòi hỏi truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Chính vì nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng đang hướng đến chất lượng sản phẩm, nên đòi hỏi các nhà sản xuất phải thay đổi tư duy, tập quán sản xuất cho phù hợp, đảm bảo sản xuất sạch và an toàn.


Để được tư vấn về cấp mã số vùng trồng, vui lòng liên hệ với TraceVerified qua thông tin:

– Số điện thoại: 0912501139

– Email: info@traceverified.com