Trước những mối quan ngại về môi trường toàn cầu ngày càng tăng, Quy Định Chống Phá Rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR) được kỳ vọng mang tới những thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Quy định này thể hiện cam kết của EU trong việc đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường của họ không góp phần vào vấn nạn phá rừng toàn cầu. Đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, việc hiểu và tuân thủ EUDR không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ hội để thể hiện cam kết về tính bền vững. Đồng thời việc tuân thủ với EUDR cũng giúp duy trì và phát triển mối quan hệ với các công ty nhập khẩu ở EU – khách hàng và đối tác của các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Hiểu Rõ Về EUDR: EUDR nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ phá rừng và suy thoái rừng liên quan đến sản xuất hàng hóa. Nó bao gồm nhiều loại hàng hóa như đậu nành, thịt bò, dầu cọ, gỗ, cacao và cà phê, cùng một số sản phẩm phái sinh. Đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất khẩu những mặt hàng này với số lượng lớn, EUDR có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quy định này không chỉ tránh phá rừng trái phép; mục tiêu là đảm bảo toàn bộ chuỗi cung ứng không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có thể gây tổn hại tới rừng.
Nhu Cầu Thẩm định: Theo EUDR, việc thực hiện kiểm tra định kỳ chuỗi cung ứng, gồm cả việc thâm định ở nước nuôi trồng sản phẩm, trở thành yếu tố then chốt. Các nhà xuất khẩu cần tiến hành đánh giá rủi ro kỹ lưỡng để đảm bảo sản phẩm của họ không liên quan đến việc phá rừng hoặc suy thoái rừng. Điều này bao gồm khả năng truy xuất nguồn gốc và tài liệu có thể kiểm chứng rằng hàng hóa tuân thủ quy định. Mục tiêu là có một chuỗi cung ứng rõ ràng, minh bạch từ các trang trại Việt Nam đến kệ hàng tại Châu Âu.
Quy định liên quan: Gần đây, Ủy ban Châu Âu đã nỗ lực cập nhật và ban hành một loạt quy định liên quan tới bền vững và sản xuất xanh. Ví dụ như Chỉ thị Thẩm định Bền vững Doanh nghiệp – Corporate Sustainability Due Diligence Directive (CSDDD) sẽ sớm được ban hành và sẽ ảnh hưởng tới khoảng 17 000 Công ty lớn, ở EU và cả ở ngoài EU. Hay Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp – Corporate Sustainability Reporting Directive (CSRD) được ban hành năm 2023 và sẽ được áp dụng cho khoảng hơn 50 000 công ty ở EU và ngoài EU. Các công ty này phải áp dụng bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Bền vững Châu Âu (ESRS).
Ảnh Hưởng Đối Với Các Nhà Xuất Khẩu Việt Nam Ảnh hưởng của EUDR đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam không những sâu mà còn rộng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu biết sâu sắc về chuỗi cung ứng và các chính sách môi trường ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của mình và các nhà cung ứng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ được sản xuất trên đất không bị phá rừng sau năm 2020, đây là mốc thời gian mà EU đặt ra. Việc giám sát và minh bạch ở mức độ này không phải là nhiệm vụ nhỏ và đòi hỏi sự thích ứng và đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để cho các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng lợi thế rủi ro phá rừng thấp ở Việt Nam và xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn sang EU cũng như Hoa Kỳ hay Nhật Bản.
Chiến lược Tuân thủ
Để tuân thủ EUDR, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể được tiếp cận một cách hệ thống:
- Tương tác với Nhà cung cấp: Các nhà xuất khẩu cần phải làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp của mình để đảm bảo rằng họ hiểu và có thể đáp ứng các yêu cầu.
- Chứng nhận và Kiểm toán/thanh tra: Đạt được chứng nhận xác nhận nguồn gốc bền vững của sản phẩm và tiến hành kiểm toán định kỳ.
- Công nghệ và Tính minh bạch: Đầu tư vào giải pháp công nghệ cung cấp dữ liệu thời gian thực và khả năng truy xuất nguồn gốc xuyên suốt chuỗi cung ứng.
- Cải tiến Liên tục: Thực hiện quá trình không ngừng nâng cao thực tiễn và giám sát chuỗi cung ứng để đảm bảo không có rủi ro về không tuân thủ.
- Chia sẻ dữ liệu với các nhà nhập khẩu ở EU: Để chứng minh tuân thủ với EUDR, các doanh nghiệp ở EU cần dữ liệu để báo cáo hàng năm và đột xuất. Khi các nhà xuất khẩu Việt Nam có sẵn dữ liệu để chia sẻ và báo cáo với các nhà nhập khẩu ở EU sẽ là một lợi thế lớn.
Vai trò của TraceVerified
TraceVerified cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam trong việc hiểu và tuân thủ với các yêu cầu ngặt nghèo từ EUDR. Với kiến thức chuyên môn sâu về quy định môi trường và kinh nghiệm thực tiễn đảm bảo bền vững cho nhiều chuỗi cung ứng khác nhau ở trong và ngoài Việt Nam, TraceVerified có thể giúp các nhà xuất khẩu thực hiện đánh giá rủi ro, phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc và đảm bảo rằng mọi khâu trong chuỗi cung ứng đều tuân thủ EUDR.
Kết luận
EUDR là lời kêu gọi hành động đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam để hòa mình vào nỗ lực bền vững toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để nâng cao hoạt động kinh doanh, đảm bảo quyền truy cập thị trường và đóng góp tích cực vào môi trường toàn cầu. Bằng cách áp dụng và chứng minh tuân thủ với EUDR, các nhà xuất khẩu Việt Nam không chỉ tuân thủ các quy định quốc tế mà còn có thể định vị mình như những nhà lãnh đạo trong thực tiễn thương mại bền vững.
Viết bởi:
Tom Bui, một chuyên gia về các quy định của Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến bền vững. Anh mong muốn chia sẻ kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú với các doanh nghiệp Việt Nam. Anh đã và đang dành nhiều thời gian để hiểu biết những chi tiết phức tạp của các chính sách như Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD), Chỉ thị Chống phá Rừng (EUDR). Anh tin rằng các quy định và hành động mới này đóng một vai trò then chốt để thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu bền vững hơn. Hiện tại anh Tom Bui đã phát triển các khóa đào tạo chuyên nghiệp về Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp- CSRD Courses và Bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp – European Sustainability Reporting Standard (ESRS Courses) và dịch vụ tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp trong EU và ngoài EU để hiểu và tuân thủ các quy định một cách hiệu quả. Mục tiêu của anh là xây dựng cầu nối giữa các yêu cầu pháp lý phức tạp và hoạt động kinh doanh thực tế, đảm bảo quá trình chuyển các quy định này thành các thực hành bền vững cho các công ty muốn phát triển tại thị trường Châu Âu.