Địa chỉ :
112 Điện Biên Phủ, Quận 1, HCM
Email :
info@traceverified.com
Hot Line :
028 38234179

Đóng gói và dán nhãn để xuất khẩu

TraceVerified > Chính Sách Pháp Luật > Đóng gói và dán nhãn để xuất khẩu
dong-goi-dan-nhan-xk

 Có nhiều câu hỏi làm sao để dán nhãn sản phẩm của bạn trước khi đưa nó đến tay người tiêu dùng ở một đất nước khác. Nếu bạn chắc chắn rằng sản phẩm của bạn là an toàn, hợp vệ sinh và có tem nhãn chính xác, thì bạn không có gì phải lo lắng cả.

Điểm dừng chân đầu tiên của lô hàng của bạn là trạm kiểm soát ở biên giới. Lô hàng của bạn sẽ phải thông qua hải quan và kiểm tra kiểm dịch thực vật tại điểm nhập cảnh vào quốc gia khác. Việc không tuân thủ các yêu cầu có thể là nguyên nhân gây ra chậm trễ và đòi hỏi những hành động từ các cơ quan chức năng.

Sau khi kiểm tra tất cả các hồ sơ vận chuyển, trạm kiểm soát biên giới sẽ quyết định họ có muốn kiểm duyệt sản phẩm của bạn hay không. Điều này phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm, tài liệu của bạn và các quy định của đất nước nhập khẩu. Họ có thể quyết định mở niêm phong hàng để xác nhận chắc chắn thông tin; số lượng sản phẩm, nhiệt độ và độ ẩm trong thùng hàng, tem nhãn, đóng gói và cũng có thể lấy vài mẫu và gửi chúng cho phòng thí nghiệm kiểm tra. Trên thực tế, họ kiểm tra xem mọi thứ có phù hợp với những tài liệu và quy định chưa. Bằng truy xuất nguồn gốc điện tử, họ có thể nhanh chóng xác nhận một cách chính xác những thông tin trên. Trong trường hợp kiểm tra nội bộ lô hàng, việc dán nhãn và đóng gói tốt là bước đầu tiên cho thấy tình trạng tốt của sản phẩm.

Mỗi quốc gia có những quy định riêng của họ về dán nhãn và đóng gói, vài nơi còn nghiêm ngặt hơn. Những quy định và khuyến cáo được thu thập và chuẩn hóa trong Hiệp định thương mại quốc tế (WTO) và bộ luật dinh dưỡng, và nhiều nước đưa ra quy tắc theo hướng dẫn đó. Khi bạn xuất khẩu hàng hóa, quan trọng là chúng được dán nhãn theo những quy định. Nếu bạn không tuân thủ, lô hàng của bạn có thể bị giữ lại hoặc tiêu hủy, và bạn có thể tốn chi phí thiệt hại.

Những khác biệt trong việc dán nhãn có thể là do loại sản phẩm thực phẩm. Có nhiều khác biệt nhỏ hơn trong đề xuất về dán nhãn và đóng gói, ví dụ như bạn đang xuất khẩu trái cây so với gạo. Tuy nhiên, hầu hết sự chú ý được yêu cầu với cái tên là “thực phẩm rủi ro cao”. Nhóm này bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và có nhiều yêu cầu nghiêm trọng cho dán nhãn, đóng gói và kiểm tra biên giới.

Thông tin căn bản mà bạn phải cung cấp trong tem nhãn:

–       Tên của sản phẩm

–       Danh sách những thành phần và phụ gia (trừ những thực phẩm có thành phần đơn)

–       Khối lượng và trọng lượng

–       Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nơi đóng gói và nhà nhập khẩu

–       Nguồn gốc xuất xứ

–       Sự nhận dạng

–       Ngày đóng dấu và hướng dẫn lưu trữ

–       Bất cứ điều kiện đặc biệt nào để giữ và sử dụng

–       Hướng dẫn sử dụng (nếu cần)

Những phần đặc trưng phải xuất hiện trên bao bì hoặc trên nhãn đính kèm trên thực phẩm đóng gói sẵn. Người ta khuyến khích mạnh mẽ rằng sản phẩm của bạn có khả năng truy xuất thông qua chuỗi cung ứng thực phẩm (ở vài nước phát triển, điều này là quy định).

Điều quan trọng thứ hai đó là bao bì đóng gói. Một trong những công việc chính đối mặt với bất cứ thương nhân quốc tế nào là chắc chắc những hàng hóa đưa đến người mua của họ trong điều kiện hoàn hảo. Nhiều sản phẩm cần được bảo quản và bảo vệ để đưa đến điểm đến của chúng. Bao bì dựa vào loại thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm có nguy cơ cao phải được bảo quản tốt hơn.

Bao bì mà bạn chọn cho hàng hóa thực phẩm phải cung cấp đầy đủ thông tin cho việc xử lý để di chuyển hàng hóa của bạn an toàn và hợp vệ sinh. Bạn phải chắc chắn những yêu cầu tối thiểu căn bản cho bao bì được dùng cho nhập khẩu và xuất khẩu được đáp ứng. Tương tự như dán nhãn, hầu hết thông tin được tiêu chuẩn hóa, bạn đều có thể tìm thấy trong các hiệp định thương mại quốc tế và bộ luật.

Lợi ích truy xuất nguồn gốc trong việc dán nhãn và cung cấp thông tin.

–       Nó sẽ cải thiện hiệu quả của các biện pháp cần thiết liên quan đến kiểm tra thực phẩm và hệ thống chứng nhận. Ví dụ như nó có thể đẩy nhanh quá trình nhập cảnh vào quốc gia bên ngoài.

–       Nó góp phần vào hiệu quả của các phương pháp liên quan đến an toàn thực phẩm. Ví dụ như cung cấp thông tin về nhà sản xuất, nhà cung cấp và nơi chế biến, truy xuất nguồn gốc cho phép thu hồi sản phẩm, nếu cần thiết. Đồng thời mang đến sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm.

–       Nó góp phần bảo vệ người tiêu dùng chống lại những chiêu trò marketing và làm cho giao dịch thuận tiện trong những mô tả cơ bản về chính xác sản hẩm. Ví dụ như tăng sự tin tưởng vào sự xác thực của sản phẩm và chính xác của thông tin cung cấp trên sản phẩm.

Gregor Kramberger