Địa chỉ :
112 Điện Biên Phủ, Quận 1, HCM
Email :
info@traceverified.com
Hot Line :
028 38234179

Phủ xanh vùng đất bán sa mạc Tây Nguyên bằng cây cacao

TraceVerified > Hoạt động của TraceVerified > Phủ xanh vùng đất bán sa mạc Tây Nguyên bằng cây cacao
cacao-CIC-bia

Việc ứng dụng công nghệ cao trên địa hình bán sa mạc ở Tây Nguyên của doanh nghiệp tiên phong trồng cacao áp dụng nông nghiệp hiện đại trên quy mô lớn đem lại hiệu quả cao và mở đường cho cacao Việt phát triển.

“Ở đây, ngoài CIC, không ai dám trồng cây vào mùa khô,” ông Đinh Hải Lâm, tổng giám đốc CIC (Ca cao Intercontinental) nói. Trên vùng đất khô cằn, được coi là bán sa mạc vốn không thuận lợi cho cây cacao phát triển, bắt đầu từ tháng 7.2016 đến nay CIC đã chứng tỏ được cây cacao có thể sinh trưởng và phát triển tốt với phương pháp canh tác mới dựa trên tiến bộ khoa học và áp dụng công nghệ cao.

Đường dẫn đến trang trại CIC tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk gồm hơn 30km xuyên rừng quốc gia Yok Đôn. Gần 200ha của hai trang trại chính (Ea Súp 1, Ea Súp 2) thuộc dự án “Liên kết đầu tư trồng và phát triển ca cao bền vững tại khu vực thuộc khu kinh tế quốc phòng huyện Ea Súp”. CIC kết hợp trồng cacao xen với chuối và kết hợp trồng thêm cây muồng để chắn gió. Cây chuối cho thu hoạch rất tốt để xuất khẩu và bán thị trường nội địa, sau gần 3 năm trồng thì cacao đã bắt đầu cho quả.

Huyện Ea Súp là vùng có diện tích rừng Khộp lớn nhất cả nước, không có điều kiện thuận lợi để cây cacao phát triển. Đất ở đây có tầng canh tác rất mỏng, pha nhiều cát lại nghèo hữu cơ trong khi cây cacao thích hợp trồng ở những vùng đất giàu dinh dưỡng, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Khi hậu ở đây cũng thuộc dạng khắc nghiệt, mùa khô kéo dài, gió lại thổi mạnh nên lượng bốc hơi nước rất cao. Mùa mư ở đây thì có lượng mưa thấp nhưng lại dễ ngập úng.

Ông Đinh Hải Lâm, có thời gian học tập và làm việc tại Israel từ năm 2001, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành cacao đã cho ông thấy những thuận lợi của địa hình bán bình nguyên nơi đây. Theo ông, Ea Súp có đất đai bằng phẳng, thuận lợi cho sử dụng cơ giới hay nguồn nước tưới sẵn có, thích hợp để triển khai công nghệ cao trên quy mô lớn. “Nếu thành công, có thể mở khóa được giá trị của hàng ngàn héc ta đất vùng bán sa mạc,”.

Mục tiêu của ông khi theo đuổi dự án này  là phát triển toàn diện chuỗi cung ứng, liên kết với các nông hộ,  thu gom sơ chế sản phẩm tập trung và cuối cùng khi vùng nguyên liệu đã hình thành, sẽ xây dựng nhà máy chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm nhão, bơ và bột ca cao.

Áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt

Trong canh tác truyền thống thì 10 – 20 ngày mới tưới nước một lần, để chống hạn vào mùa khô CIC áp dụng chế độ tưới nước 2-3 lần mỗi ngày. Đất ở đây thấm chậm nên tưới nước theo cách này giúp nước không bị tràn ra khỏi vùng rễ và hạn chế sử dụng điện giờ cao điểm. Trang trại cacao CIC cũng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để bón phân nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân đồng thời hạn chế thất thoát do rửa trôi.

Sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của NaanDanJain nhập trọn gói từ Israel, hệ thống tưới bao gồm nguồn nước lấy từ sông Ea H’leo và dẫn về hai hồ lắng nằm trong khu canh tác qua hệ thống máy bơm trung tâm. Nước từ hồ lắng được bơm thẳng đến các gốc cây trồng trên toàn bộ diện tích qua hệ thống dây tưới chạy sát mặt đất theo chế độ thích hợp với loại đất khó thấm, ít hữu cơ, bốc thoát nước nhanh vào ban ngày.

Áp dụng công nghệ cao vào quản lý

CIC dự tính có đến 2.000ha trồng cacao và liên kết với hàng ngàn các hộ trồng xung quanh, chính vì vậy việc quản lý trang trại và các hộ liên kết cần có giải pháp tối ưu. Chính vì vậy CIC đã chọn phần mềm quản lý trang trại TraceFarm của TraceVerified.

TraceFarm là phần mềm quản lý trang trại theo quy trình hiện đại cho phép doanh nghiệp có thể lên kế hoạch công việc, quản lý nhân công, quản lý vật tư, kiểm soát quá trình phát triển của cây trồng, kiểm soát chất lượng, dự báo sản lượng,…. Sử dụng TraceFarm giúp CIC quản lý trang trại một cách tối ưu đồng thời tiết kiệm được chi phí nhân công.

Trong những năm tới, nhu cầu tiêu dùng socola sẽ vượt quá nguồn cung cacao, tạo ra khoảng cách giữa cung và cầu lên đến 1 triệu tấn. Hiện nay, Việt Nam chỉ xuất khẩu cacao trung bình khoảng 3.000 tấn/năm, với tỉ lệ 40% cacao đạt hương vị tốt theo đánh gái của Hộ đồng cacao quốc tế. Chính vì vậy, còn rất nhiều cơ hội cho ngành cacao trong nước phát triển, cho những doanh nghiệp tiên phong như CIC.

Nguồn: Forbes Vietnam