Địa chỉ :
112 Điện Biên Phủ, Quận 1, HCM
Email :
info@traceverified.com
Hot Line :
028 38234179

Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản

TraceVerified > Tiêu Chuẩn Chất Lượng > Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản
truy-xuat-nguon-goc-thuy-san

Thủy sản là một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và có mức tăng trưởng ngày càng cao. Tuy nhiên dù đã có sự kiểm soát gắt gao về chất lượng nhưng trong năm vừa qua vẫn có nhiều sản phẩm thủy sản Việt Nam bị một số thị trường cảnh báo và trả về, gây nên hệ lụy không hề nhỏ. Để giải quyết vấn đề này thì giải pháp truy xuất nguồn gốc trở nên cần thiết.

Truy xuất nguồn gốc không chỉ để doanh nghiệp có thể quản lý nội bộ và quản lý chất lượng tốt hơn mà còn phù hợp với yêu cầu của nhiều thị trường khó tính. Vậy các thị trường như EU, Mỹ, Nhật có quy định như thế nào về truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm thủy sản? Dưới đây là một số quy định của các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn mà bạn nên tìm hiểu thêm.

Quy định truy xuất nguồn gốc của thị trường Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, Luật ban hành để đảm bảo sự an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm và thiết lập mức độ bảo vệ của quốc gia, thể hiện rõ sự phân chia quyền lực, dựa trên cơ sở khoa học và mang cách tiếp cận dựa trên rủi ro phòng ngừa. Một số luật và các quy định quan trọng liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản nhập khẩu bao gồm: Luật An ninh y tế, Luật Liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, Luật sửa đổi về ATTP, Đạo luật Nông trại (Farm Bill).

>> Xem chi tiết quy định truy xuất nguồn gốc tại Hoa Kỳ tại: https://traceverified.com/luat-ve-truy-xuat-nguon-goc-tai-hoa-ky/

Quy định truy xuất nguồn gốc của thị trường EU

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Cộng đồng chung Châu Âu được chia thành 3 loại Quy định (Regulation), Chỉ thị (Directives) và Quyết định (Decissions). Phần dưới sẽ xem xét các văn bản này (chủ yếu là các quy định) dưới 5 khía cạnh cần thiết của hệ thống truy xuất nguồn gốc là an toàn thực phẩm, bảo mật, chất lượng thực phẩm và ghi nhãn, quản lý chuỗi cung ứng và phát triển bền vững.

– Quy định EC số 178/2002  (gọi tắt là EC178) ngày 28/01/2002

– Quy định EC 2065/2001  (gọi tắt là EC2605), ngày 22/11/2001

– Quy định EC số 853/2004  (gọi tắt là EC853), ngày 29/4/2004

– Quy định EC số 854/2004  (gọi tắt là EC854), ngày 29/4/2004

– Quy định EC số 882/2004 (gọi tắt là EC882), ngày 29/4/2004

– Quy định EC số 404/2011  (gọi tắt là EC404), ngày 8/4/2011

– Quy định EC số 1379/2013  (gọi tắt là EC1379), ngày 11/12/2014

Quy định truy xuất nguồn gốc của thị trường Nhật Bản

Quản lý truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Nhật Bản được dựa trên Luật vệ sinh thực phẩm, Luật ATTP cơ bản, Luật về Tiêu chuẩn và Ghi nhãn và các luật khác có liên quan. Một số quy định tại Nhật Bản có liên quan đến truy xuất nguồn gốc:

– Luật ATTP cơ bản (The Food Safety Basic Law )

– Luật ghi nhãn sản phẩm

– Kiểm soát an toàn thực phẩm

– Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm

– Hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS)

Các doanh nghiệp Việt Nam trước khi xuất khẩu ra nước ngoài nhất là các thị trường khó tính như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản thì nên tìm hiểu trước về thủ tục xuất khẩu, yêu cầu của các thị trường này và các quy định về truy xuất nguồn gốc để việc thông quan dễ dàng hơn.