Địa chỉ :
112 Điện Biên Phủ, Quận 1, HCM
Email :
info@traceverified.com
Hot Line :
028 38234179

Quy luật thị trường tại thị trường carbon

TraceVerified > Tín chỉ carbon > Quy luật thị trường tại thị trường carbon
Nhu cầu là động lực cho các thị trường hàng hóa ra đời:

Ngày nay, người ta thường nhắc đến các loại thị trường khác nhau như một tiền đề quan trọng mà các nền kinh tế cần hướng đến. Nhưng bản chất của thị trường bắt nguồn từ đâu là điều thiết yếu mà chúng ta cần phải nhìn lại. Nếu cân nhắc động lực của các thị trường khác nhau như thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường lao động,…người ta sẽ thấy rằng thị trường carbon có điểm xuất phát khác hẳn và có tính đặc thù khác biệt hơn các thị trường còn lại.

Thị trường (market) là một tổ chức hay một cấu trúc giúp đưa người tiêu dùng (người mua) và nhà sản xuất (người bán) hàng hoá dịch vụ đến với nhau. Thị trường không nhất thiết phải là một toà nhà với những người đi mua sắm và một quầy thu ngân. Thị trường có thể là bất kỳ một cách bố trí nào đó sao cho trong đó hàng hoá hay dịch vụ được cung ứng, ví dụ như giáo dục, y tế, dịch vụ điện thoại đường dài, các phương tiện vui chơi giải trí công cộng, hay mạng Internet.

Việc nghiên cứu một hệ thống thị trường thường đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng quá trình ra quyết định của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Để làm điều này, kinh tế học sử dụng hai khái niệm cơ bản về cung và cầu. Cầu (demand) tiêu biểu cho phía người tiêu dùng trên thị trường. Cung (supply) tiêu biểu cho phía nhà sản xuất trên thị trường. Hợp lại, cung và cầu ảnh hưởng đến giá và lượng hàng hoá hay dịch vụ. Ở mức giá cân bằng, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua số lượng mà nhà sản xuất muốn bán.

Như vậy, có thể nói, động lực của bất cứ loại thị trường nào trước đây đều là xuất phát từ nhu cầu muốn mua hoặc muốn bán một loại hàng hóa nào đó. Tuy theo đặc điểm của hàng hóa mà sức mạnh đàm phán sẽ nghiêng về người mua hay người bán. Nhưng thông thường, phải có nhu cầu phát sinh trước rồi mới có vai trò của người cung ứng. Trong một số trường hợp, người bán phải tạo nhu cầu cho khách hàng khi nhu cầu đó không có sẵn trên thị trường và họ dự đoán là nhu cầu này sẽ xuất hiện, vấn đề là khách hàng vẫn chưa nhận ra mà thôi.

Rõ ràng các thị trường phải bắt đầu từ khu vực doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng. Nhưng câu chuyện của thị trường Carbon liệu có cùng một bản chất như vậy hay không?

Carbon có phải nhu cầu thị trường

Nhìn nhận lý thuyết kinh tế trên ở góc độ chính sách công, ta thấy bản chất khí nhà kính (KNK) là ngoại tác tiêu cực của quá trình vận hành kinh tế, xã hội. KNK dẫn đến Biến đổi khí hậu (BĐKH), vấn đề công nan giải, ảnh hưởng đến toàn dân. Các nhà máy sản xuất chỉ hướng đến mục tiêu đạt lợi nhuận cao nhất chứ không quan tâm đến yếu tố phát thải, người dân trong quá trình sinh hoạt cũng hướng đến sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân, tính tiện dụng và tập quán riêng mà không quan tâm đến vấn đề môi trường. Như vậy, có thể nói là nếu để thị trường tự vận hành theo quy luật bàn tay vô hình thì việc không thể tự kiểm soát phát thải KNK và vấn đề môi trường sẽ là thất bại của thị trường nên cần nhà nước can thiệp.

Một trong những cách giải quyết vấn đề này hữu hiệu là hình thành Thị trường carbon thông qua việc xác lập trách nhiệm của người gây ô nhiễm và cho phép người gây ô nhiễm mua bán KNK- theo nguyên tắc người nào gây ra ô nhiễm sẽ phải trả tiền[1], người nào giúp giảm phát thải sẽ được nhận tiền. Nhìn chung, ý nghĩa cuối cùng của Thị trường Carbon là đối tượng nào có khả năng sản xuất hoặc hoạt động gây ít phát thải nhất sẽ được ưu tiên thực hiện các hệ thống vận hành của mình. Ngoại trừ nhà nước, không có một đối tượng nào có đủ sức mạnh chính trị, tính chính danh để thiết lập, quản lý và phát triển thị trường Carbon. Ở tầm vóc quốc tế, chính phủ các quốc gia cũng phải hợp tác, phối hợp với nhau để vận hành thị trường carbon thế giới.

Như vậy, rõ ràng thị trường carbon có xuất phát điểm không phải từ nhu cầu mua hoặc bán của các đối tượng doanh nghiệp hay người tiêu dùng, mà là nhu cầu giảm phát thải được chính phủ các quốc gia nhận ra.

Khi thị trường không hoàn hảo và bàn tay của chính phủ

Ba nguồn chiếm phần lớn lượng phát thải khí nhà kính (GHG) do con người tạo ra: đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng, các quá trình hóa học công nghiệp không liên quan đến sản xuất năng lượng và nông nghiệp. Ngay cả với những tiến bộ trong công nghệ năng lượng “sạch”, thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch và chúng ta không có con đường thực tế để duy trì xã hội mà không sử dụng các quy trình hóa chất công nghiệp hoặc nông nghiệp hiện tại, cùng chiếm hơn 25% lượng khí thải GHG ngày nay . Bất kỳ chiến lược hợp lý nào để giải quyết vấn đề khí hậu. Do đó, sự thay đổi phải bao gồm loại bỏ lượng phát thải khí nhà kính khỏi khí quyển.

Hơn một thập kỷ trước, hầu hết các quốc gia đã tham gia một hiệp ước quốc tế, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) để xem xét các bước thay thế cần thiết nhằm giảm hiện tượng nóng lên toàn cầu. Một số quốc gia đã thông qua một hiệp ước, Nghị định thư Kyoto được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản, vào ngày 11 tháng 12 năm 1997. Nó đặt ra các mục tiêu ràng buộc đối với 37 quốc gia công nghiệp phát triển và Liên minh Châu Âu nhằm giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Theo Nghị định thư Kyoto, một số quốc gia đã đồng ý giảm lượng phát thải chung xuống 5% so với mức năm 1990 trong những năm 2008.

Các quốc gia này phải đạt được mục tiêu của mình bằng cách thực hiện các bước trong nội bộ (tức là bằng cách giảm tổng lượng khí thải) và Nghị định thư Kyoto đã cung cấp cho họ các phương tiện bổ sung để đạt được mục tiêu thông qua ba cơ chế dựa trên thị trường.

  • Mua bán phát thải (còn gọi là thị trường carbon)
  • Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism-CDM)
  • Thực hiện chung (Joint Inplementation-JI)

Các nước công nghiệp hóa tham gia Nghị định thư Kyoto được xác định đã chấp nhận các mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải do Nghị định thư Kyoto giao. Những mục tiêu này được thể hiện dưới dạng mức phát thải cho phép hoặc lượng được giao trong giai đoạn cam kết 2008 – 2012. Lượng phát thải cho phép được chia thành các đơn vị định lượng được chỉ định (AAU) và được ấn định cho mỗi quốc gia, quốc gia này chỉ có thể phát thải tối đa tổng mức AAU của mình. Một giao dịch tương tự có thể xảy ra giữa các quốc gia phát thải ít hơn và những quốc gia phát thải nhiều hơn các mục tiêu đã định trước. Mỗi đơn vị hoặc khoản tín chỉ của AAU là một tấn CO2. Thị trường coi mỗi đơn vị giảm phát thải -hoặc một tấn CO2-là một mặt hàng mới. Hai phương pháp sản xuất tín chỉ carbon khác nhau là cơ chế phát triển sạch (CDM) và cơ chế thực hiện chung (JI).

[1] OECD, Recommendation of the Council on Guiding Principles concerning International Economic Aspects of Environmental Policies, 2020.


TraceVerified với tầm nhìn trở thành đối tác trong lĩnh vực phòng chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững toàn cầu, cùng tạo ra một môi trường phát triển bền vững dựa trên cơ chế của thị trường tín chỉ carbon.

Để được tư vấn về phát triển bền vững, tín chỉ carbon xin vui lòng liên hệ:

Ms Trinh Phạm – 0912501139 – trinhptm@traceverified.com