Trước hiện tượng sử dụng sai mã số vùng trồng để xuất khẩu hàng hóa, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị kiểm soát và quản lý chặt vấn đề này. Ngày 02/06/2022, Cục Bảo về thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công văn số 1501/BVTV-HTQT gửi Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, đại diện các vùng trồng và cơ sở đóng gói để đề nghị quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Công văn nêu rõ, thời gian gần đây hiện tượng sử dụng sai mã số và sử dụng mã số của tổ chức, cá nhân khác để xuất khẩu hàng hóa sang cá thị trường ngày càng diễn ra phức tạp. Sai phạm khi sử dụng không đúng mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng đã khiến nước nhập khẩu cảnh báo vi phạm hoặc tạm dừng nhập khẩu, việc này đã ảnh hưởng lớn đến uy tín hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế hoặc nghiêm trọng hơn sẽ làm mất thị trường xuất khẩu.
Để quản lý tốt mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng từ ngày 06/06/2022 chỉ làm thủ tục kiểm dịch thực vật cho các lô hàng nhập khẩu có mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói đứng tên tổ chức/cá nhân sở hữu mã số. Trường hợp tổ chức/cá nhân xuất khẩu lô hàng không phải chủ sở hữu mã số thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cho công ty xuất khẩu. Trong trường hợp chủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói không trực tiếp xuất khẩu mà cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng mã số của mình thì phải có báo cáo bằng văn bản về Cục Bảo vệ thực vật. Văn bản này sẽ có giá trị đến khi đại diện mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói có văn bản khác thay thế gửi về Cục Bảo vệ thực vật.
Danh sách các vùng trồng và cơ sở đóng gói sẽ được cập nhật liên tục và đăng tải trên cơ sở dữ liệu của Cục Bảo vệ thực vật. Xem danh sách vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số tại đây.
Việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là điều cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong thời gian tới. Cấp mã số vùng trồng là chìa khóa cho xuất khẩu nông sản, năm 2021 các thành viên trong Hợp tác xã Mỹ Tịnh An đạt doanh thu từ 300-400 triệu đồng nhờ xuất khẩu hơn 300ha thanh long được sản xuất theo quy trình GlobalGAP, đạt tiêu chuẩn xuất đi các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc.
Phó giám đốc Hợp tác xã Mỹ Tịnh An, ông Văn Tấn Phương cho biết trước đây khi chưa được cấp mã số vùng trồng, trái thanh long của hợp tác xã không thể xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc. Tuy nhiên, từ năm 2015 khi được cấp mã số vùng trồng gắn với sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, các sản phẩm đã được xuất khẩu vào Mỹ, Úc và nhiều thị trường khó tính. Nhờ đó hoạt động sản xuất của các thành viên trong hợp tác xã luôn ổn định, thu nhập ngày càng cao.
Để được tư vấn về cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, vui lòng liên hệ với TraceVerified qua thông tin:
- Số điện thoại: 0912501139
- Email: info@traceverified.com