Sơn La là tỉnh miền núi biên giới, có khí hậu nhiệt đới mang điểm chung của khí hậu Tây Bắc, rất có lợi thế trồng các loại cây nông nghiệp, lâm sản và thủy sản. Những năm gần đây, Sơn La là trung tâm sản xuất, chế biến rau, quả tươi lớn nhất vùng Tây Bắc.
Sơn La tập trung vào sản xuất nông nghiệp theo quan điểm đảm bảo an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cũng đã tăng chất lượng vườn cây ăn quả bằng cách trồng một số giống cay mới như nhãn chín muộn, bơ, xoài,… Trong đó tỉnh cũng chú trọng hơn việc cấp mã số vùng trồng cho các loại cây ăn quả để xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Hiểu được vai trò quan trọng của mã số vùng trồng giúp theo dõi và kiểm soát tốt hơn tình hình sản xuất, sinh vật gây hại và có thể truy xuất nguồn gốc nên các doanh nghiệp, người nông dân trên địa bàn tỉnh rất tích cực tham gia. Đầu năm 2022 toàn tỉnh hiện có 241 mã số vùng trồng cây ăn quả được Cục Bảo vệ thực vật cấp, với diện tích trên 3.800ha để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand. Trong đó bao gồm: 133 mã vùng trồng nhãn với diện tích trên 1.900ha, 99 mã số vùng trồng xoài với diện tích gần 1.400ha, 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích 459ha, 2 mã số vùng trồng thanh long với diện tích 86 ha. Ngoài ra tỉnh còn cấp mã số cơ sở đóng gói cho 37 cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Ông Dương Gia Định, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Để được cấp mã số vùng trồng, nông sản được sản xuất theo một quy trình nhất định từ yêu cầu về diện tích canh tác, điều kiện canh tác, sổ sách ghi chép, vệ sinh trên đồng ruộng, thành phần dịch hại trong vùng sản xuất đến yêu cầu về thuốc bảo vệ thực vật. Việc xây dựng mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc, đảm bảo các điều kiện khắt khe về ATTP, mà còn làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại địa phương trong việc nâng cao năng suất, diện tích, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm.
Nhãn Sông Mã – Sơn La
Trong thời điểm điểm kinh tế khó khăn hậu Covid-19 thì việc được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu sang các thị trường khó tính là tấm vé thông hành cho nông sản Việt nói chung và nông sản tỉnh Sơn La nói riêng. Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hoàng Tuấn là ông Đào Ngọc Bằng tại xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã khẳng định: HTX là một đơn vị đã nhiều năm xuất khẩu sản phẩm nhãn sang thị trường nhiều nước, nên mã số vùng trồng rất quan trọng đối với HTX để mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho các thành viên của HTX. Từ khi được cấp mã số vùng trồng thì HTX chủ trương cho các thành viên thực hiện theo một quy trình thống nhất, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo quy định, đồng thời tất cả các thông tin canh tác đều được ghi nhận vào nhật ký. Tất cả những điều này thực hiện tuy có khó khăn nhưng nó giúp bà con nông dân kiểm soát tốt hơn chất lượng nông sản, cho ra sản phẩm chất lượng tốt, đủ điều kiện xuất khẩu.
Phòng nông nghiệp và chi cục Bảo vệ thực vật tại địa phương cũng bám sát các cập nhật về cấp mã số vùng trồng để có thể hỗ trợ, hướng dẫn của Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn có thể đăng ký được mã số vùng trồng nhanh chóng hơn, chất lượng hơn hướng đến xuất khẩu. Năm 2022, tiêu chuẩn cơ sở đối với thị trường nhập khẩu có ít nhiều thay đổi, đặc biêt là thị trường Trung Quốc nên địa phương luôn giám sát để có những hướng dẫn kịp thời về mã số vùng trồng và cả mã số cơ sở đóng gói. Trước tình hình thực tế và tầm quan trọng của việc cấp mã số vùng trồng thì UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022-2025.
Để được tư vấn về cấp mã số vùng trồng, vui lòng liên hệ với TraceVerified qua thông tin bên dưới:
– Số điện thoại: 0912501130
– Email: info@traceverified.com