Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm đưa ra cuốn sổ ghi chép này cung cấp thông tin chung về những nội dung chính liên quan đến công đọan và các yếu tố cần cân nhắc để giảm thiểu mối nguy trong quá trình sản xuất và thu hoạch rau tươi. Trong cuốn sổ ghi chép này bổ sung những thông tin đã bao gồm trong các Quy phạm thực hành chuẩn (SOPs). Các quy trình chính giới thiệu trong tài liệu này không bao gồm toàn bộ các yêu cầu của VietGAP cũng như tất cả các công đoạn thực hiện tại cấp trang trại/hộ nông dân.
Cuốn sổ ghi chép này cũng bao gồm các biểu mẫu để triển khai thực hiện các công đoạn sản xuất chính và các hướng dẫn ghi chép hoàn thiện biểu mẫu.
Sổ ghi chép gồm những phần
· Phần 1: Phân bón
· Phần 2: Nước tưới
· Phần 2: Thuốc bảo vệ thực vật
· Phần 3: Thu hoạch
Riêng đối với phần Nước tưới sẽ không bao gồm các biểu mẫu ghi chép kèm theo mà chỉ có các lưu ý khi sử dụng
Sổ ghi chép cần được
· Ghi chép sau mỗi ngày làm việc và trong cả quá trình sản xuất
· Ghi chép thông tin liên quan đến việc Mua, Tiếp nhận, và Sử dụng phân bón và chất bón bổ sung, thuốc bảo vệ thực vật
· Ghi chép thông tin liên quan đến Thu hoạch và Tiêu thụ sản phẩm
· Ghi chép về ngày tháng được sử dụng theo dương lịch
· Trình cho Người kiểm tra trong mỗi đợt kiểm tra, đánh giá
· Giữ gìn cẩn thận, không làm mất hay thất lạc
· Ghi chép liên tục theo dòng, theo cột ở tất cả các biểu mẫu
Các biểu mẫu ghi chép có tính chất làm mẫu và những định dạng biểu mẫu và phương thức khác có thể được sử dụng. VietGAP có nêu những thông tin cần phải ghi chép và lưu giữ tài liệu nhưng không chỉ rõ nên ghi chép thông tin và lưu giữ tài liệu như thế nào. Tất cả các biểu mẫu, giấy bảo hành, kết quả phân tích, giấy chứng nhận (nếu có) cần phải được lưu giữ ít nhất 2 năm để sử dụng cho việc kiểm tra hoặc các mục đích khác.
Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDCP) được Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao là đơn vị chủ trì và phối hợp với Bộ Y Tế và Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện dự án với thời hạn 2008-2013. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Trường Đại học Montreal được Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) lựa chọn là Cơ quan điều phối dự án phía Canada để hỗ trợ thực hiện Dự án FAPQDC
Mục tiêu của dự án là nhằm cải thiện an toàn, chất lượng và khả năng tiếp cận thị trường của nông sản thực phẩm tại Việt Nam thông qua quá trình tăng cường hệ thống sản xuất và chế biến. Dự án bao gồm 03 hợp phần chính như sau:
· Hợp phần 1: Xây dựng chất lượng nông sản thực phẩm;
· Hợp phần 2: Kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm;
· Hợp phần 3: Khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm. 15 tỉnh/thành phố được lựa chọn để thực hiện mô hình thí điểm. Các hoạt động của dự án được bắt đầu triển khai vào tháng 05/2008
Tải toàn bộ cuốn sổ tay tại đây