Địa chỉ :
112 Điện Biên Phủ, Quận 1, HCM
Email :
info@traceverified.com
Hot Line :
028 38234179

Truy xuất nguồn gốc điện tử nâng cao năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu

TraceVerified > Truyền Thông Nói Về TraceVerified > Truy xuất nguồn gốc điện tử nâng cao năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu
nhip-cau-dau-tu

Trong những năm gần dây, cụm từ truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên quen thuộc với những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, không chỉ trong thực phẩm mà còn cả nhiều ngành khác.

Truy xuất nguồn gốc là một phương tiện nhằm giúp nhà nhập khẩu và người tiêu dùng tìm hiểu được thực trạng quá trình nuôi trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm nông, thuỷ sản từ đó đánh giá được chất lượng và sự an toàn thực phẩm mà họ dùng.
Truy xuất nguồn gốc là gì?
Theo quy định 178/2002/EC, truy xuất nguồn gốc là khả năng truy tìm xuyên suốt quá trình sản xuất, chế biến và phân phối theo thực phẩm, thức ăn cho động vật hoặc các chất dự kiến sử dụng, hoặc có khả năng hợp thành sản phẩm thực phẩm thức ăn cho động vật. Đối với thủy sản, truy xuất nguồn gốc đầy đủ cũng đòi hỏi rằng đơn vị thủy sản tiêu dùng tại nhà hàng hoặc nhà bán lẻ có thể được truy xuất trong suốt chuỗi cung cấp quay trở lại điểm thu hoạch bằng tàu thuyền hay trại nuôi. Điều này rất quan trọng đối với an toàn thực phẩm, đảm bảo tính pháp lý của sản phẩm và đảm bảo tính bền vững.
Những sự cố về an toàn thực phẩm như nhiễm dioxin xay ra tại Bỉ, bò điên tại Anh, dư lượng kháng sinh trong thủy sản ở châu Á và Nam Mỹ, sự lo ngại về khùng bố sinh học qua thực phẩm, dịch bệnh, vv… những năm qua đã khiến người tiêu dùng trên thế giới nhất là tại các nước phát triển lo ngại về an toàn thực phẩm và sử dụng quyền được sử dụng sản phẩm an toàn và có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.
Và để bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu thực phẩm đã ban hành các quy định, yêu cầu và tiến hành biện pháp kiểm soát thực phẩm nghiêm ngặt hơn để đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cơ quan thẩm quyền còn yêu cầu thực hiện truy xuất và triệu hồi được nguồn gốc sản phẩm không an toàn cũng như không cho phép nhập khẩu sản phẩm không an toàn, thậm chí tiêu hủy khi nhập khẩu.
Hiện nay truy xuất nguồn gốc đã trở thành yêu cầu bắt buộc tại nhiều thị trường lớn.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn, để minh bạch hóa thị trường nông sản và tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ NN&PTNT sẽ có những quy định và chế tài bắt buộc các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nông nghiệp tham gia hình thức truy xuất nguồn gốc thương mại điện tử.
Truy xuất nguồn gốc điện tử
Truy xuất nguồn gốc, thay vì thực hiện ghi chép bằng tay, có thể sử dụng một phương thức hiệu quả hơn là sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin, gọi đơn giản là truy xuất nguồn gốc điện tử.
Hiện doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử TraceVerified.com. Đây là dự án hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử được thực hiện từ tháng 10/2012. Mục đích của dự án nhằm cải thiện khả năng tiếp cận của các nhà xuất khẩu Việt Nam với truy xuất nguồn gốc điện tử; cải thiện khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với dịch vụ kiểm nghiệm tại chỗ; quảng bá và nâng cao nhận thức của các bên liên quan (Sở NN&PTNT, nhà máy chế biến, trại nuôi), phát triển thị trường cho hai dịch vụ mới.
Minh bạch thông tin thông qua việc sử dụng hình thức truy xuất nguồn gốc điện tử là một trong những cách hiệu quả để đưa hàng nông sản Việt Nam sang các thị trường khó tính như: Mỹ, EU và Nhật…Thứ trưởng khẳng định.
Truy xuất nguồn gốc điện tử với sự hỗ trợ của công nghệ và internet sẽ giúp cho quá trình tìm hiểu thông tin được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh và chính xác hơn. Từ đó giúp cho hàng hoá xuất khẩu có điều kiện tiếp cận những thị trường khó tính một cách thuận lợi hơn.
Truy xuất nguồn gốc điện tử được đánh giá là công cụ để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đáp ứng kịp thời và chính xác những yêu cầu của nhà nhập khẩu quốc tế về thông tin truy xuất nguồn gốc và các yêu cầu kỹ thuật khác như kiểm soát dư lượng hoá chất, dư lượng kháng sinh hay quy trình nuôi trồng, chăm sóc… Từ đó giúp giảm chi phí lưu hàng tại cảng, đồng thời có được những cảnh báo sớm để giảm thiểu rủi ro bị trả lại hàng cũng như giảm rủi ro về tranh chấp thương mại.
Theo nhipcaudautu.vn