Địa chỉ :
112 Điện Biên Phủ, Quận 1, HCM
Email :
info@traceverified.com
Hot Line :
028 38234179

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh chưa hiệu quả

TraceVerified > Truy xuất nguồn gốc > Truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh chưa hiệu quả

Đã gần 6 năm từ 2017 đến nay, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương tiên phong rầm rộ trong việc dán tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm, tuy nhiên việc loại bỏ thực phẩm bẩn vẫn chưa thực sự hiệu quả. Gần như khi mua hàng người dân chỉ quan tâm đến độ tươi và thông tin ghi trên sản phẩm, chứ không nhớ đến việc truy xuất nguồn gốc từ tem trên sản phẩm.

Người tiêu dùng cho rằng hàng trong siêu thị là hàng có nguồn gốc rõ ràng, an toàn nên mua chứ không mấy khi để ý truy xuất nguồn gốc. Một vài sản phẩm rau củ có dán mã QR trên bao bì nhưng đối với những người lớn tuổi việc quét mã xem thông tin gặp khó khăn và tốn thời gian. Một số người mua hàng theo kinh nghiệm cá nhân, bằng trực giác và cũng không để ý sản phẩm có dán tem truy xuất nguồn gốc hay không. Bên cạnh đó niềm tin của người tiêu dùng bị ảnh hưởng không ít sau hàng loạt sản phẩm rau củ giả danh VietGAP trà trộn vào các siêu thị, cửa hàng gần đây.

Trên địa bàn thành phố, các sản phẩm hữu bao bì có ghi rõ thông tin, dán tem QR được bố trí ở khu vực riêng và giá bán cao hơn so với các sản phẩm khác. Tuy nhiên, khi quét thử mã QR dán trên một số sản phẩm rau xanh, thông tin chỉ hiển thị về nhà cung cấp và đơn vị nhập hàng, gần như không có thông tin gì về quy trình chăm sóc của các loại rau và người dân không thể truy vết được sản phẩm này qua từng giai đoạn của của quá trình sản xuất đến phân phối. Thông tin từ trang trại chăn nuôi – xưởng sản xuất – vận chuyển – đại lý phân phối – bán lẻ chưa rõ ràng nên việc tem truy xuất nguồn gốc được dán trên sản phẩm chưa thật sự đúng nghĩa giúp người tiêu dùng có thể truy xuất thông tin.

Hình ảnh minh họa

Cần siết chặt việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Theo thông tin của báo Lao Động, trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc đảm bảo an toàn cho thực phẩm ở chợ hoặc siêu thị phải dựa trên các kết quả kiểm nghiệm. Đối với hệ thống quản lý chất lượng của siêu thị sẽ dễ theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hơn, bên cạnh đó các quận/huyện còn cần phối hợp với Ban quản lý An toàn thực phẩm xây dựng chợ thí điểm an toàn thực phẩm.

Đối với nông sản thực phẩm, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát và rất cần ý thức của doanh nghiệp; do gặp khó khăn khi các sản phẩm nông sản nhìn thì như nhau, nếu phân biệt bằng giấy tờ, kiểm nghiệm hoặc bao bì thì lại dễ dàng tráo đổi – bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết. Các doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp thương mại cần có trách nhiệm quản lý chặt chẽ hơn các nhà cung cấp rau xanh, thực phẩm tươi sống cho đơn vị để chấm dứt luôn tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó”. Ông Nguyễn Hữu Khoa kiến nghị “Cần quản lý chặt hơn việc cấp chứng nhận, kiểm tra, đánh giá tại các cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; bởi việc cấp giấy chứng nhận hiện này còn nhiều kẽ hở, khiến nhiều doanh nghiệp bị lợi dụng.”

Bên cạnh đó, cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát lại quy trình nhập hàng đối với các nhà cung cấp, tập trung chấn chỉnh kiểm soát đầu vào. Đồng thời xử lý các hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc và không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.

(Theo báo Lao Động)